MÁY ĐIỆN
Khoa Điện - Điện Tử

Trình bày được định nghĩa, cấu tạo, nguyên lý của máy điện

I. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1.   Lý do chọn đề tài

Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 9/6/2014, Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước đã khẳng định: so với những thành tựu trên lĩnh vực chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, thành tựu trong lĩnh vực văn hóa chưa tương xứng; chưa đủ để tác động có hiệu quả xây dựng con người và môi trường văn hóa lành mạnh. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong Đảng và trong xã hội có chiều hướng gia tăng. Đời sống văn hóa tinh thần ở nhiều nơi còn nghèo nàn, đơn điệu; khoảng cách hưởng thụ văn hóa giữa miền núi, vùng sâu, vùng xa với đô thị và trong các tầng lớp nhân dân chậm được rút ngắn. Môi trường văn hóa còn tồn tại tình trạng thiếu lành mạnh, ngoại lai, trái với thuần phong mỹ tục; tệ nạn xã hội, tội phạm có chiều hướng gia tăng. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trên đây chủ yếu là do nhiều cấp ủy, chính quyền chưa quan tâm đầy đủ lĩnh vực này; lãnh đạo, chỉ đạo chưa thật quyết liệt. Việc cụ thể hóa, thể chế hóa Nghị quyết của Đảng còn chậm, thiếu đồng bộ và trong một số trường hợp thiếu khả thi. Công tác quản lý nhà nước về văn hóa chậm được đổi mới, có lúc, có nơi bị xem nhẹ, thậm chí buông lỏng; kỷ luật, kỷ cương không nghiêm.

Trong giai đoạn đổi mới giáo dục hiện nay, khi văn hoá đã trở thành một trong những lĩnh vực quan trọng nhất của đời sống xã hội, vấn đề xây dựng môi trường văn hoá nói chung và môi trường văn hóa trong các nhà trường nói riêng là việc làm vô cùng quan trọng và bức thiết. Và hơn bất cứ tổ chức nào hết trong xã hội, nhà trường phải là tổ chức có “hàm lượng” văn hoá cao nhất; là nơi hội tụ, kết tinh văn hoá để đào tạo ra những chuẩn mực văn hoá cho xã hội. Vì vậy, xây dựng văn hóa học đường là sứ mệnh, mục tiêu định hướng của mỗi nhà trường, là trách nhiệm, quyền lợi của mỗi cá nhân, tổ chức trong nhà trường, là yêu cầu của xã hội.

Xây dựng văn hóa học đường là thực hiện một quá trình quản lý giáo dục nhằm mục đích xây dựng, phát triển trường học thành môi trường văn hóa - giáo dục lành mạnh, các thành viên trong trường có hành vi văn hóa chuẩn mực và ngày càng ổn định theo chiều hướng phát triển bền vững. Tuy vậy, trong thực tế nhiều trường học chưa quan tâm xây dựng văn hóa học đường, vì vậy những hành vi lệch chuẩn trong trường học có cơ hội phát sinh, nảy nở, trong đó có bạo lực học đường đang là vấn đề bức xúc của ngành giáo dục và của xã hội.

Văn hóa học đường đang là một vấn đề thời sự nổi cộm không chỉ trong các nhà trường mà trong cả toàn xã hội chúng ta hiện nay. Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng văn hóa học đường trong giai đoạn đổi mới giáo dục hiện nay và từ thực tiễn làm công tác lãnh đạo, quản lý tại đơn vị, dù thành quả còn khiêm tốn, tôi xin mạnh dạn được trao đổi “Một số giải pháp xây dựng


văn hóa học đường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện tại trường THPT Lê Lợi, tỉnh Nghệ An” và mong nhận được sự chia sẻ, góp ý của các đồng nghiệp.

2.  Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu một số giải pháp xây dựng văn hóa học đường nhằm nâng  cao chất lượng giáo dục toàn diện tại trường THPT Lê Lợi.

3.   Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của việc xây dựng văn hóa học đường. Đánh giá thực trạng của việc xây dựng văn hóa học đường. Trên cơ sở đó chỉ ra một số giải pháp xây dựng văn hóa học đường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện tại trường THPT Lê Lợi.

4.   Phương pháp nghiên cứu

-   Phương pháp nghiên cứu lý luận

-   Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

-   Phương pháp khảo sát

-   Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

-   Phương pháp quan sát

5.   Đóng góp của đề tài

-    Đề tài nêu một số giải pháp, cách làm hay, hiệu quả để xây dựng văn hóa học đường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh trường THPT Lê Lợi nói riêng và học sinh các nhà trường nói chung.

-   Một số giải pháp mà tác giả trao đổi trong nội dung đề tài có thể các đơn vị trường bạn đã thực hiện song chưa viết thành đề tài sáng kiến.


Bài 03: Thiết bị bay hơi
Khoa Điện - Điện Tử

- Nắm được vị trí, vai trò của thiết bị bay hơi trong hệ thống lạnh

- Nắm được cấu tạo, nguyên lý làm việc của các loại thiết bị bay hơi và ứng dụng của chúng

- Phân biệt được các thiết bị bay hơi dùng cho các môi chất khác nhau, nhận dạng được đầu vào, đầu ra của môi chất, chất tải lạnh của các thiết bị bay hơi

- Vệ sinh được một số thiết bị bay hơi;